Skip to main content
[LEARN]

FASHION BRAND CHECK-LIST

CLASS12

Khi bắt đầu một công việc, một dự án hay một kế hoạch mới, thường chúng ta sẽ tạo cho mình một checklist những việc cần phải làm, từ đơn giản cho tới phức tạp để đảm bảo không bị thiếu sót hạng mục nào. Hoạt động xây dựng thương hiệu cũng cần một bản checklist như vậy để giúp chúng ta bao quát được công việc của mình.

Dưới đây là chia sẻ về checklist của 1 Brand Concept Basic khi bạn cần một cái nhìn tổng thể để đánh giá lại thương hiệu của mình đầy đủ nhất nhé.

KHỞI ĐẦU BẰNG CÁC YẾU TỐ KINH DOANH

𝗠𝗼̂ 𝗵𝗶̀𝗻𝗵 𝗸𝗶𝗻𝗵 𝗱𝗼𝗮𝗻𝗵: 𝗗𝗲𝘀𝗶𝗴𝗻𝗲𝗿, 𝗟𝘂𝘅𝘂𝗿𝘆 𝗕𝗿𝗮𝗻𝗱, 𝗠𝗮𝘀𝘀 𝗣𝗿𝗼𝗱𝘂𝗰𝘁𝗶𝗼𝗻, 𝗙𝗮𝗰𝘁𝗼𝗿𝘆.

4 mô hình kinh doanh thời trang cơ bản, giúp các bạn nhìn ra hướng đi lâu dài của mình. Không còn sa đà vào những mô hình ngắn hạn, hay mông lung không biết sẽ đi tới đâu. Nhãn hàng Designer với trọng tâm xoay quanh sự sáng tạo, tiên phong hay những giá trị khác biệt đến từ NTK, nhãn hàng cao cấp với trọng tâm xoay quanh việc thiếp lập giá trị thương hiệu ở phân khúc elite, nhãn hàng mass hướng tới đại chúng xoay quanh việc thiết lập đa dạng kênh phân phối và truyền thông, và Factory hay còn gọi là Value Market, thị trường bình dân hướng tới sản phẩm chất lượng tốt giá thành rẻ.

Thời điểm hiện tại, đã có nhiều hơn những mô hình gốc, kể đến như Streetwear Brand, Lifestyle Brand, Retailer…

𝗣𝗿𝗼𝗱𝘂𝗰𝘁 𝗦𝗲𝗴𝗺𝗲𝗻𝘁𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻: 𝗦𝗺𝗮𝗿𝘁 𝗖𝗮𝘀𝘂𝗮𝗹, 𝗙𝘂𝗻𝗰𝘁𝗶𝗼𝗻𝗮𝗹, 𝗦𝘁𝗿𝗲𝗲𝘁𝘄𝗲𝗮𝗿, 𝗕𝘂𝘀𝗶𝗻𝗲𝘀𝘀 𝘄𝗲𝗮𝗿, 𝗘𝘃𝗲𝗻𝗶𝗻𝗴 𝗪𝗲𝗮𝗿, 𝗕𝗿𝗶𝗱𝗮l 𝘄𝗲𝗮𝗿, 𝗧𝗿𝗮𝗱𝗶𝘁𝗶𝗼𝗻𝗮𝗹 𝗪𝗲𝗮𝗿,..

Ngành hàng chính bạn sẽ kinh doanh, ngành hàng được chia theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, bạn sẽ giải quyết nhu cầu mặc hàng ngày, mặc đi làm, đi sự kiện hay một nhu cầu đặc thù nào đó. Mỗi ngành hàng sẽ có những đặc thù về chủng loại sản phẩm - đồng nghĩa với việc phát triển thương hiệu khác nhau, mình cũng phát hiện ra nhiều bạn vì yêu thích một sản phẩm nhất định nhưng không nắm rõ ngành hàng, khiến người mua không hiểu rõ bạn đang bán cái gì, dành cho nhu cầu nào.

𝗧𝗮𝗿𝗴𝗲𝘁 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁 & 𝗧𝗮𝗿𝗴𝗲𝘁 𝗖𝘂𝘀𝘁𝗼𝗺𝗲𝗿

Bạn kinh doanh ở phân khúc giá nào, những đối thủ cạnh tranh trực tiếp (cùng ngành hàng, cùng mô hình, cùng giá) và cạnh tranh gián tiếp (cùng phân khúc giá). Nhóm brand đang dẫn đầu thị trường, nhóm brand có tính cạnh tranh cao và nhóm brand có tiềm năng phát triển trong tương lai. Việc phân tích thị trường mục tiêu giúp bạn đánh giá mức độ cạnh tranh của thương hiệu. Cũng là cơ sở để nhìn ra khách hàng mục tiêu - đối tượng sẽ mua sản phẩm của bạn, ủng hộ bạn và cũng rời bỏ bạn nếu không đáp ứng được các nhu cầu cảm tính, lý tính và công năng.

TIẾN TỚI ĐỊNH HÌNH THƯƠNG HIỆU

3 công việc quan trọng để định hình thương hiệu: HUMAN BRAND - BRAND PLATFORM - PRODUCT CONCEPT

𝗛𝘂𝗺𝗮𝗻 𝗕𝗿𝗮𝗻𝗱 | 𝗰𝗼𝗻 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂

Nếu là con người, tôi là ai và đại diện cho giá trị gì

Tạo hình ra sao, có hấp dẫn với khách hàng mục tiêu không, có phải hình mẫu khách hàng mong muốn trở thành không.

Tính cách ra sao, có tạo nên sự gắn kết với khách hàng không, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Bạn là người ôn hoà, năng động, kiểu cách, nghiêm túc hay khác biệt, bạn đã thể hiện được cá tính của mình qua hình ảnh và nội dung chưa, nó có khiến sản phẩm của bạn thú vị hơn, con người hơn không. (Đọc thêm về 5 Personality Dimenssion của AAKER)

Hình mẫu hướng đến, thương hiệu sẽ trở thành kiểu người như thế nào, là HERO (như Nike) hay OUTLAW (như Diesel). Bạn có thể đọc thêm về Brand Archetype để hiểu hơn về 12 hình mẫu thương hiệu nhé - đây cũng là phần trọng tâm trong nội dung giảng dạy của mình.

𝗕𝗿𝗮𝗻𝗱 𝗣𝗹𝗮𝘁𝗳𝗼𝗿𝗺 | 𝗻𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗮̉𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮́𝘁 𝘁𝗿𝗶𝗲̂̉𝗻 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂

Ít nhất thì, thương hiệu của bạn sẽ được nhìn nhận thông qua 3 yếu tố: NỘI DUNG, HÌNH ẢNH, SẢN PHẨM. Vậy cơ sở để phát triển đồng bộ và nhất quán 3 yếu tố này còn được gọi là BRAND PLATFORM

Chúng ta có thể dễ dàng học hỏi và quan sát những nền tảng bề nổi về hình ảnh, nội dung, màu sắc nhưng quên đi nguồn cảm hứng tạo dựng thương hiệu, thế giới quan của thương hiệu và những người đồng hành cùng thương hiệu - giúp thương hiệu thiết lập một vị trí xã hội khi khách hàng nhìn vào. Tuy vô hình (intagible platform) nhưng lại là phần gốc rễ, tạo ra chiều sâu của thương hiệu, giúp người làm thương hiệu ngày càng yêu thích và nắm vững thương hiệu của mình hơn.

𝗣𝗿𝗼𝗱𝘂𝗰𝘁 𝗣𝗹𝗮𝘁𝗳𝗼𝗿𝗺 | 𝗰𝗼̛ 𝘀𝗼̛̉ 𝗽𝗵𝗮́𝘁 𝘁𝗿𝗶𝗲̂̉𝗻 𝘀𝗮̉𝗻 𝗽𝗵𝗮̂̉𝗺

Xuất phát từ Product Concept, nền tảng bao chùm các yếu tố cấu thành sản phẩm (chât liệu, phom dáng, màu sắc, chi tiết). Thiếu vắng product concept, sản phẩm của bạn mất đi sự gắn kết và rời rạc ở mỗi mùa.

Những thương hiệu tốt như WEPHOBIA, XÉO XỌ, CLOWNZ, 21ST URBAN,.. đều xây dựng cho mình những bộ khung cốt lõi về sản phẩm (phom dáng, chất liệu, kỹ thuật), đồng thời tinh chỉnh và update những xu hướng của mùa.

Product platform kết hợp với Brand Inspiration và Mega Trend sẽ tạo thành Product Concept - một nền tảng đủ rộng để bạn phát triển sản phẩm nhất quán trong nhiều năm

HUMAN BRAND - BRAND PLATFORM - PRODUCT CONCEPT

Tất cả những yếu tố trên được phát triển lâu dài như thế nào, gắn kết với khách hàng ra sao. Thời điểm này các bạn cần thêm 2 hạng mục dẫn dắt thương hiệu. BRAND CORE VALUE & BRAND POSITIONING

𝗕𝗿𝗮𝗻𝗱 𝗖𝗼𝗿𝗲 𝗩𝗮𝗹𝘂𝗲: hệ giá trị của thương hiệu, giải thích động cơ, niềm tin và những giá trị mang tới cho khách hàng thông qua sản phẩm. Sản phẩm của bạn là hàng hoá đơn thuần hay là sản phẩm mang tính thời đại sẽ phụ thuộc vào hệ giá trị này, cũng là điều tạo nên sự khác biệt lâu dài và dành được lòng yêu mến của khách hàng.

𝗕𝗿𝗮𝗻𝗱 𝗣𝗼𝘀𝗶𝘁𝗶𝗼𝗻𝗶𝗻𝗴: định vị thương hiệu, là tất cả những hoạt động tạo ra sự liên tưởng trong tâm trí khách hàng khi nhắc tới thương hiệu của bạn, vai trò của yếu tố định vị sẽ giúp toàn bộ chuỗi hoạt động phát triển thương hiệu được nhất quán với mục tiêu chung

TỔNG HỢP CÁC Ý TRÊN, CHÚNG TA ĐÃ CÓ BRAND CONCEPT ở dạng basic nhất. Checklist tiếp theo mang tới việc chứng thực thương hiệu, cụ thể hoá thương hiệu hay nói cách khác, đưa thương hiệu từ ý tưởng vào thực tế.