NOTE [THINK]
Những ghi chép tuỳ hứng mỗi ngày
Giá trị của thương hiệu có thể là gì. Một thương hiệu có thể mang lại doanh thu lớn thông qua chương trình ưu đãi nhưng để phát triển lâu dài, trải nghiệm giá hời chưa bao giờ là giá trị cốt lõi của một thương hiệu.
“Nói chung, giá trị cốt lõi thương hiệu bao gồm ba phương diện: Giá trị chức năng, giá trị tình cảm và giá trị biểu tượng. Một thương hiệu lớn mạnh không những cần phải vượt trội về chức năng và truyền đạt được lợi ích chức năng đó cho người tiêu dùng mà còn phải gắn liền với nhu cầu tình cảm và lối sống của người tiêu dùng, tạo cho khách hàng một trải nghiệm tiêu dùng tốt đẹp. Hơn nữa, nếu như thương hiệu còn có khả năng trở thành một biểu tượng cho thái độ sống, một loại khái niệm văn hóa được người tiêu dùng công nhận thì thương hiệu sẽ có thể phát triển hưng thịnh và duy trì sức sống mãnh liệt.” ― Kong Shou, Write Your Brand Lit
Một thương hiệu có thể dễ dàng chứng thực giá trị chức năng thông qua trải nghiệm sản phẩm của khách hàng, đạt được giá trị tình cảm thông qua truyền thông và các hoạt động thương hiệu. Còn để trở thành giá trị biểu tượng có lẽ không chỉ cần thời gian, sự kiên định mà còn kể đến tư duy khác biệt của Founder.
Có thật nhiều cách để làm nội dung, các bạn trẻ ngày càng giỏi khi tạo những nội dung viral, gây chú ý hay bắt trend, tuy nhiên khi đối diện với sản phẩm của mình, nhiều người không biết phải viết gì, trong khi đó luôn là đối tượng cần được viết nhiều nhất.
𝐕𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐫𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐯𝐞̂̀ 𝐬𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦
Khai thác sản phẩm cụ thể. Viết để giới thiệu sản phẩm và bán hàng.
Một sản phẩm thời trang được tạo ra bởi các yếu tố: màu sắc, chi tiết, phom dáng, chất liệu, phong cách.
Để highlight các yếu tố cụ thể về sản phẩm, nhiều khi người viết rơi vào việc mô tả (những thứ mà chưa chắc các bạn đã hiểu nếu không phải người có chuyên môn).
Thay vì lậm vào việc mô tả mà sử dụng các tính từ sáo rộng (tinh tế, đẳng cấp, chất lượng) hãy khơi gợi những thứ nằm trong sản phẩm để khách hàng dễ cảm nhận hơn.
Các yếu tố thường ẩn dấu trong sản phẩm cần gợi nên:
Xu hướng - thường thể hiện qua màu sắc, chi tiết
Cảm hứng mùa - thường thể hiện qua chất liệu, phom dáng
Phong cách nền tảng - sản phẩm dựa vào văn hoá, phong cách, lối sống nào để phát triển.
Khai thác những thứ ẩn chứa trong sản phẩm tránh việc mô tả đơn thuần, vì mục đích của các bài viết sản phẩm cần cho khách hàng thông tin để mua sắm. Rốt cuộc việc họ nhận thông tin sản phẩm này là để mua hàng phải không, nếu chỉ đưa thông tin 1 chiều về sản phẩm mà thiếu các thông tin tới kênh bán, link bán hàng thì bài viết trở nên lãng phí, và khách hàng muốn mua cũng sẽ không hiểu mình đọc để làm gì.
𝐕𝐢𝐞̂́𝐭 𝐯𝐨̀𝐧𝐠 𝐯𝐨̀𝐧𝐠 𝐱𝐨𝐚𝐲 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡 𝐬𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦
Dùng để viết về 1 sản phẩm hay nhóm sản phẩm mà không muốn nói về sản phẩm, hoặc sản phẩm không có điều gì để nói.
Nếu chỉ viết mãi về phẩm chất sản phẩm, nội dung của bạn dần bị nhạt và mất đi hứng thú do dễ lặp lại, đặc biệt với các nhãn hàng không có thế mạnh sản phẩm, cần tìm một cách tiếp cận khác về nội dung. Tiếp cận vòng vòng
Cách tiếp cận này là sở thích của mình,
Mượn một yếu tố liên tưởng bên ngoài, để gián tiếp nói về sản phẩm (ko trực diện). Có thể là một đoạn trích, một phần nhạc hoặc một sự kiện xã hội nào đó. Thông qua yếu tố liên tưởng, bạn đưa ra nhận định của mình với sản phẩm là phương tiện minh hoạ.
Mục đích của cách tiếp cận này không nhằm đưa thông tin về sản phẩm cụ thể, mà hướng đến việc tạo cho khách hàng hình dung không gian đời sống, cảm xúc của sản phẩm, lâu dần khách hàng sẽ hiểu hơn về thế giới quan của thương hiệu thông qua sản phẩm.
Ví dụ như khi viết về bst ra vào tháng 6, mình sẽ hình dung tháng 6 có bài hát nào, bài thơ nào, câu chuyện nào. Sử dụng cảm hứng từ nguồn thứ 3 làm tiền đề bắt vào câu chuyện của thương hiệu.
Có 2 lưu ý
- Lưu ý đầu tiên, nguồn liên kết phải phù hợp với trải nghiệm chung của khách hàng, đồng thời cũng là đối tượng đọc của bạn.
- Lưu ý thứ hai, nội dung và hình ảnh cần liên kết với nhau, người đọc cần thấy nội dung trong hình ảnh đi kèm và sự hiện diện của sản phẩm trong hình ảnh là bắt buộc để tránh bài viết rời xa thương hiệu.
𝐕𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐡𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐯𝐢𝐞̂́𝐭 𝐠𝐢̀
Thì đừng viết
Hoặc,
Tìm một thông tin có ích xoay quanh thương hiệu của mình, thường viết những câu rất ngắn, giống như một đoạn cảm thán, để hướng người đọc tới việc xem ảnh nhiều hơn. Không phải lúc nào viết dài cũng tốt, nội dung đôi khi để hỗ trợ hình ảnh, định hướng cảm xúc cho khách hàng khi tiếp cận với thương hiệu.
Thường sẽ liên quan tới: khoảng khắc, quá khứ, hay 1 quan điểm về cuộc sống.
Chú ý viết ngắn và hạn chế sử dụng vì dù thế nào khách hàng tìm đến thương hiệu của các bạn để mua hàng và tìm những chứng thực uy tín về sản phẩm.
Trên đây là những cách tiếp cận để tìm kiếm nội dung. Bế tắc ý tưởng phần lớn đến từ việc thiếu dữ liệu. Với những phương án ở trên, hy vọng các bạn có thêm cách làm dày khối nội dung cho mình, để cung cấp cho người đọc không chỉ sản phẩm mà còn cả tính cách thương hiệu của bạn nhé.
Có nhiều quan điểm về viết sản phẩm, phần đông cho rằng nội dung phải ra đơn hàng hay phải tuân theo một công thức mới hiệu quả. Cá nhân mình nghĩ, viết về sản phẩm là viết cho mình và thương hiệu trước, không có gì để viết đồng nghĩa với thương hiệu không có gì để nói, các bài viết cho Mây thường dài nhưng lượng reach tự nhiên cao hơn nhiều các bài viết bán hàng, nên nếu muốn thương hiệu có thêm chiều sâu, đừng ngại viết nhé.
3 hướng tiếp cận này cũng đi từ cách mình xây dựng nền tảng nội dung cho sản phẩm.
Nội dung mô tả sản phẩm | viết trực tiếp
Nội dung xây dựng lối sống sản phẩm | viết vòng vòng
Nội dung tạo cảm xúc cho thương hiệu | viết như không viết
Một vài cách thức để viết tốt hơn:
- Đọc thật nhiều
- Nghe thật nhiều
- Viết thật nhiều
- Quan sát và ghi nhớ
Một vài nơi mình học viết bạn có thể tham khảo
- Lớp Copywrite của Học Viện Plato | dạy viết quảng cáo
- Lớp Presto của Chiếp Class | dạy viết câu sao cho hay
- Lớp của thầy Đinh Đức Hoàng (nho xanh academy) | dạy viết dài
Nơi để hiểu về thương hiệu của bạn hơn trước khi viết
- Class12 - Fashion Business Class yo
Viết về sản phẩm cũng là cách để phát triển thế giới quan cho thương hiệu. Dù là người viết không chuyên, đôi khi lan man, đôi khi ko ra đơn, nhưng nhìn 1 quãng đường dài, mình nhận ra, được viết cho thương hiệu của chính mình là một niềm hạnh phúc.
Ưu tiên đẹp hay bán hàng luôn là vấn đề các BRAND quan tâm, gần đây mình được nghe thêm từ các bạn nhiếp ảnh ở lớp học đang tham gia ké. Bản thân mình đã đứng ở vai trò nhãn hàng cũng như người tham gia sản xuất hình ảnh. Xin được chia sẻ một góc nhìn về câu chuyện hình ảnh của chúng ta
Hình ảnh với nhãn hàng thực tế được coi như công cụ quảng cáo hay tư liệu truyền thông. Công cụ quảng cáo này sẽ nằm trong 1 chiến dịch cụ thể (Marketing Campaign) như Branding Campaign, Perfomance Campaign, Trade Campaign,… Như vậy, cần xác định mục tiêu của chiến dịch MKT trước khi tổ chức sản xuất hình ảnh (tư liệu truyền thông)
Ở quy mô nhỏ, có thể tập trung vào 2 mục tiêu
Gia tăng hiệu quả thương hiệu – tập trung Branding – tạo ra cảm xúc cho thương hiệu, khách hàng yêu, thích, nhớ, mang đến KHÁT VỌNG sở hữu sản phẩm
Gia tăng hiệu quả bán hàng – tập trung doanh số – mang lại hiệu quả doanh thu, thuyết phục khách ĐỒNG THUẬN mua sản phẩm
Thời gian gần đây mọi người đã quen với thuật ngữ Brand Marketing – bán hàng thông qua việc nhấn mạnh các đặc điểm tính cách, giá trị cốt lõi, phong cách của mỗi thương hiệu. Nhằm mang lại sự thu hút và quan tâm, từ đó dẫn đến hành động mua hàng. Tuy nhiên, mỗi chiến dịch vẫn cần trọng tâm vào các ưu tiên cụ thể, thường là:
- Tăng cường sức mạnh thương hiệu
- Thu hút người sử dụng
- Thúc đẩy doanh số bán hàng
Dưới đây là các loại hình ảnh được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang
Advertising Campain – QUẢNG CÁO CON NGƯỜI THƯƠNG HIỆU (BRAND IMAGE)
Loại hình ảnh này để định hình cho khách hàng (người xem) biết tôi là ai -> khách hàng nhìn vào hình ảnh này có thể hiểu mình có hợp với thương hiệu không hay có phải hình mẫu khách hàng hướng tới hay không.
Thông thường sẽ sử dụng trong các chiến dịch ra mắt thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới, tập trung xây dựng brandname cho thương hiệu. Ở quy mô nhỏ, thường không sử dụng nhiều vì không cần thiết và tốn kém chi phí. Hình ảnh Ads Campaign xuất hiện trên tạp chí, banner, các ấn phẩm in ấn, ..
Đây là loại hình ảnh nhằm mục đích gia tăng nhận diện và sức mạnh của thương hiệu. Nhìn rộng hơn, đây thường là Key visual đại diện cho chiến dịch quảng cáo lớn của nhãn hàng chứ không đơn thuần nhằm mục đích trực tiếp bán sản phẩm.
Editorial – KỂ CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU (TELL BRAND STORIES)
Loại hình ảnh này thể hiện ý tưởng, concept, câu chuyện của mùa bán hàng, một cách bán hàng gián tiếp thông qua chủ đề khách hàng quan tâm mà vẫn nêu bật được giá trị thương hiệu
Loại hình ảnh này thường sử dụng để thu hút sự quan tâm của khách hàng với nhóm sản phẩm cần bán trong mùa, khi khách hàng được thu hút và quan tâm, họ sẽ tương tác với thương hiệu và tìm kiếm những hình ảnh chi tiết và rõ ràng hơn.
Thuật ngữ editorial xuất phát từ tạp chí thời trang. Các concept mọi người có thể sáng tạo với hãng cũng thường nằm ở bộ hình này, bộ hình dạng này sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng để họ nhớ và yêu thích thương hiệu, khó có thể bán hàng trực tiếp từ những hình ảnh này.
Đây là loại hình ảnh nhằm thu hút sự quan tâm và yêu thích của khách hàng với thương hiệu
Lookbook – QUẢNG CÁO SẢN PHẨM
Đây là nhóm hình ảnh các hãng thường xuyên sử dụng. Cũng là hình ảnh chính xuyên suốt cả mùa với mong muốn giải quyết được các mục tiêu branding, sale và tell stories. Có thể vì mong muốn một bộ hình giải quyết được hết mọi việc nên các bộ Lookbook hiện giờ đầu tư concept rất hoành tráng. Tuy nhiên cần hiểu trọng tâm của nhóm hình ảnh này phải highlight sản phẩm trước. Nếu làm tốt đây là loại hình có thể đáp ứng được cả yếu tố Branding và Bán Hàng.
Chỉ tiếc là với việc quảng cáo đơn thuần trên facebook, một bộ hình hoành tráng cũng chỉ duy trì độ hot trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày). Ngoài ra khi khách hàng cần thêm những ảnh khác để quyết định mua hàng thì thương hiệu đã hết tiền nên chỉ đáp ứng được các hình ảnh kiểu tiết kiệm, tạo ra sự chênh lệch về thẩm mỹ đáng kể giữa ảnh lookbook và “ảnh thật” gửi khách.
𝐒𝐚𝐥𝐞𝐬 – HÌNH ẢNH BỔ TRỢ BÁN HÀNG
Các loại ảnh styleguide, streetstyle, ảnh qua gương, ảnh feedback, ảnh thật,…
Khi khách hàng được thu hút với ảnh editorial, có cái nhìn kỹ hơn qua ảnh lookbook, họ cần những hình ảnh chi tiết hơn, gần gũi hơn, đời thường hơn để ra quyết định mua hàng. Nhãn hàng sẽ cần những hình ảnh bổ trợ này để thuyết phục khách mua sản phẩm của mình. Đây là lý do vì sao ảnh iphone lại bán được hàng, nhưng nếu ko có nhóm ảnh xây dựng thương hiệu trước đó thì chúng ta cũng ko thể bán hàng bằng ảnh iphone mãi được.
Qua nội dung này, mình hy vọng các chủ shop, stylist, nhiếp ảnh, model sẽ có những trao đổi kỹ hơn trước khi thực hiện hình ảnh. Tránh suy nghĩ một bộ hình làm được hết mọi việc. Và có mục tiêu cụ thể hơn khi thực hiện mỗi bộ hình. Cân bằng được ảnh đẹp và ảnh bán hàng trong mỗi chiến dịch mkt của mình. Đặc biệt là đánh giá kết quả hình ảnh khách quan trên mục tiêu mình đặt ra x
Dù gì mình vẫn nghĩ nếu sản phẩm và thương hiệu của các bạn phát triển có chiều sâu và chỉn chu, hình ảnh sẽ highlight những giá trị sẵn có, lúc này hình ảnh bán hàng cũng có thể đẹp, hình ảnh ‘đẹp’ vẫn giúp bán được hàng
Xét cho cùng, điều ý nghĩa với chúng ta khi xây dựng thương hiệu thời trang là được mang cái đẹp đến với mọi người. Vậy hãy nghĩ đến cái đẹp như một điều dĩ nhiên nhé các “con buôn có tâm hồn”.
Leonard Bernstein brought the Young People's Concerts to a new level of attention when he arrived as conductor of the New York Philharmonic in 1958. His first performance as music director, on January 18, 1958, at Carnegie Hall, New York City, was the first of these concerts to be televised.
Markkula là nguồn tài chính phát triển của Apple. Ông đã góp 250.000 USD, quản lý công ty, phát triển kinh doanh, đưa Steve Wozniak về Apple (khi đó Woz đang có ý định tham gia vào HP). Ông còn là nhân viên đầu tiên của Intel, khi công ty ổn định, Markkula trở thành triệu phú khi mới 30 tuổi.
Markkula viết những nguyên tắc của mình lên một trang giấy, đặt tên là “Triết lý marketing của Apple” , nhấn mạnh vào 3 điểm. Thứ nhất là thấu hiểu, một sự kết nối thân mật với cảm nhận của khách hàng. “Chúng ta sẽ hiểu được nhu cầu của khách hàng hơn bất kỳ công ty nào khác.” Thứ hai là tập trung: “Để làm tốt những việc đã đề ra, chúng ta phải loại bỏ những thứ không quan trọng.” Thứ ba và không kém phần quan trọng, tạm gọi là “áp đặt”. Điểm thứ ba này nhấn mạnh rằng quan điểm của mọi người về một công ty và sản phẩm nào đó được hình thành dựa trên những dấu hiệu mà công ty đó truyền tải.
“Người ta ĐÁNH GIÁ cuốn sách dựa trên cái bìa của nó”, Markkula viết. "Chúng ta có thể có những sản phẩm tốt nhất, chất lượng tuyệt vời nhất, phần mềm hữu ích nhất… nhưng nếu chúng ta giới thiệu chúng theo một cách thức cẩu thả, khách hàng sẽ đánh giá những sản phẩm đó là cẩu thả, nếu chúng ta giới thiệu chúng một cách sáng tạo, chuyên nghiệp, chúng ta đã gán cho chúng chất lượng như họ mong muốn. "
Càng về già, tôi càng thấu hiểu động lực có ý nghĩa quan trọng tới mức nào. Chiếc máy Zune thật đáng chán vì mấy kẻ ở Microsoft đâu có thực lòng yêu âm nhạc và nghệ thuật như chúng tôi. Chúng tôi giành được chiến thắng vì cá nhân chúng tôi yêu âm nhạc
Càng về già, tôi càng thấu hiểu động lực có ý nghĩa quan trọng tới mức nào. Chiếc máy Zune thật đáng chán vì mấy kẻ ở Microsoft đâu có thực lòng yêu âm nhạc và nghệ thuật như chúng tôi. Chúng tôi giành được chiến thắng vì cá nhân chúng tôi yêu âm nhạc. Chúng tôi làm ra iPod cho chính mình, và khi bạn làm gì đó cho chính mình, hay cho người bạn thân thiết nhất của bạn hoặc gia đình bạn, bạn sẽ không thể làm ăn cẩu thả được. Nếu bạn không yêu thứ gì đó, bạn sẽ không đi thêm một dặm nữa, làm thêm một ngày cuối tuần nữa, thách thức thực trạng như vậy.