Skip to main content
[BUSINESS]

CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO

Người trong ngành lâu dài đều hiểu, hoạt động đặt hàng là xương sống của việc kinh doanh thời trang. Đặt ít thì hụt doanh thu, đặt nhiều thì sợ tồn, cái ít thì luôn hết, cái nào bán chạy tái hàng thì lại tồn. Các con buôn có tâm hồn phải làm sao đây?

CLASS12

Người trong ngành lâu dài đều hiểu, hoạt động đặt hàng là xương sống của việc kinh doanh thời trang. Đặt ít thì hụt doanh thu, đặt nhiều thì sợ tồn, cái ít thì luôn hết, cái nào bán chạy tái hàng thì lại tồn. Các con buôn có tâm hồn phải làm sao đây?

Hãy bắt đầu từ việc xác định chu kỳ kinh doanh trước khi nghĩ tới việc sản xuất bao nhiêu hàng, chụp bao nhiêu bộ hình, viết bao nhiều bài quảng cáo, … Tiền đề cho những cái đầu tiên đó là mùa vụ bán hàng – yếu tố đặc thù của ngành thời trang. Một sản phẩm tuỳ theo phân khúc và nhóm hàng có thể bán trong 2 tuần hay 1 tháng hay 1 năm. Xác định 𝐜𝐡𝐮 𝐤𝐲̀ 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 cho sản phẩm và thương hiệu của mình là việc đầu tiên của mọi kế hoạch tiền đâu

𝐂𝐇𝐔 𝐊Ỳ 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇

Nói một cách dễ hiểu, nắm chắc mùa vụ bán hàng của mình.

Nếu nhìn vào sổ sách sẽ thấy trong một năm có nhiều chu kỳ kinh doanh nhỏ, đánh dấu bằng các mốc lên cao nhất và xuống thấp nhất của biểu đồ doanh thu.

Gói gọn việc đặt hàng và truyền thông theo mỗi chu kỳ kinh doanh giúp các bạn quản trị hàng hoá, nguồn vốn, tính toán thời điểm bán hàng hay sale.

Dưới đây là một ví dụ về cách chia chu kỳ kinh doanh (mùa vụ) đơn giản:

Mùa Xuân: Tháng 3 – 4 – 5 (đỉnh là dịp 30/4)

Mùa Hè: Tháng 6 – 7 – 8 (Đỉnh vào giữa tháng 7 đến đầu tháng 8)

Mùa Thu Đông: Tháng 9 – 10 – 11 (Đỉnh vào cuối tháng 11 – dịp Black Friday)

Mùa Lễ Hội: Tháng 12 – Tháng 1 (2 đỉnh thiết lập vào cuối tháng 12 và dịp cận Tết)

Tuỳ vào đặc tính sản phẩm mà mùa vụ khác nhau, như đồ cưới, đồ đi event, áo dài,… Nhưng ko vạch rõ mùa vụ cũng giống như đi một quãng đường dài không có chặng nghỉ.

TƯƠNG QUAN HÀNG HOÁ – SẢN PHẨM

Nếu bạn xác định được chu kỳ kinh doanh hợp lý, kế hoạch lên hàng cũng dựa vào để triển khai. Hàng hoá đầu chu kỳ luôn nhiều và cơ động để có thể bán xuyên suốt cả mùa. Càng về cuối chu kỳ, sản lượng và đầu mẫu ít dần – tập trung vào những mẫu theo mùa dễ bán để không tồn hàng. Trong đó hàng hoá cũng chia thành 2 nhóm chính:

– Sản phẩm mang lại doanh thu

– Sản phẩm thu hút khách hàng

(Tuỳ vào quy mô thương hiệu có thể bổ sung thêm nhóm hàng mồi, nhóm hàng nhận diện,..)

Việc phân bổ kế hoạch lên hàng cho mỗi nhóm hàng nhằm tối ưu sản phẩm mang lại doanh thu là mấu chốt của quản lý tồn kho. Nếu bạn có nỗi lo hàng tồn, hãy học cách kiểm soát và phân phối tốt 2 nhóm hàng trên trong một chu kỳ kinh doanh của mình. Nói về xử lý tồn kho thường có 2 kiểu người – sale sản phẩm tồn đọng hoặc tối ưu sản phẩm cho mùa sale, lựa chọn hình thức nào nằm ở khả năng lập kế hoạch hàng hoá của mỗi người.

VỀ TÀI CHÍNH

Nếu không lập được chu kỳ kinh doanh, bạn khó xác định được vòng quay hàng hoá hợp lý, tiền nằm trong hàng, hàng xoay càng nhanh thì tiền về càng sớm.

Các yếu tố tài chính cần quan tâm trong chu kỳ kinh doanh:

– Nguồn vốn sản xuất cần chuẩn bị trước kỳ kinh doanh

– Lưu chuyển tiền trong chu kỳ. Xác định đầu cuối mỗi chu kỳ để dự báo tình hình tài chính

– Hiệu quả hoạt động kỳ kinh doanh các năm trước là tiền đề và cơ sở để đặt mục tiêu cho hoạt động cùng kỳ kinh doanh năm nay.

VỀ HOẠT ĐỘNG MKT

Một chu kỳ kinh doanh cũng tương đương với một chiến dịch truyền thông lớn của mùa. Trong mỗi chiến dịch truyền thông cũng chia thành các giai đoạn:

Một chu kỳ kinh doanh hợp lý sẽ giúp việc triển khai triển dịch quảng cáo liền mạch, có mở đầu và kết thúc. Đồng thời người làm MKT sẽ chủ động trong việc xây dựng chiến lược dài hạn, không chạy theo từng tháng hay từng bộ sản phẩm đơn lẻ.

Dựa vào chu kỳ kinh doanh, bạn có thể lựa chọn bán hàng theo từng BST lớn hay bán hàng theo các đợt ra hàng nhỏ mỗi tuần. Tuỳ vào cách ra hàng để lập một chiến dịch truyền thông phù hợp. Nhưng xuất phát điểm luôn từ việc xác định mùa bán hàng của mỗi thương hiệu.